Chim Tín ngưỡng thờ động vật ở Việt Nam

Hạc

Hình tượng hạc trong gian thờ chính ở Đền Bến Dược, Củ Chi

Hạc xuất hiện nhiều trong các ngồi đình, đền, miếu. Theo truyền thuyết thì hạc là sinh vật có tuổi thọ và là những hình ảnh tượng trưng cho sự thanh cao thoát tục, hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa cũng được thấy ở các ngôi đình như đình thần thể hiện khát vọng trường tồn và những ước muốn thanh cao của người dân[1]. Khi đi lễ đình, chùa, hay nhà thờ họ, nhà thờ người ta thường nhìn thấy đôi hạc thờ được sắp đặt trước ban thờ với hai hình ảnh hạc ngậm ngọc minh châu biểu tượng cho sự sang quý, còn hình ảnh hạc ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ, hạc còn là con vật của đạo giáo.

Ó

Ở đình làng Nhân Mỹ, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có xác một con chim ó (đại bàng đất) được dân làng ướp trong tủ kính và được tôn thờ như một vị thần, chim đại bàng này được người dân trong làng vô cùng yêu quý, gọi chim bằng "ông", cụ ("cụ chim đại bàng" hay "cụ chim ó")[31][32] họ đặt thi hài “cụ” chim ó sang vị trí khác nằm ở gian bên phải, cách xa chánh điện, không được thắp hương thờ tự ở đây vì không thể xếp cùng hàng với tứ vị bản cảnh thành hoàng[33][34]. Việc thờ cúng này bắt nguồn khi người dân làng Nhân Mỹ ở Hà Nội thấy một con chim ó không rõ từ nơi nào đến cây đề ở giữa cánh đồng làng trú ngụ, trước lúc chặt cây, người dân địa phương thấy chim ó kêu rền rĩ cả ngày cả đêm, một hôm, khi chim ó đi kiếm ăn về thấy tổ ấm bị chặt phá liền lao đầu vào bức tường chết. Người dân cho rằng, đó là chim thiêng nên đã phát nguyện ướp xác, thuộc da và cho vào tủ kính để mọi người cùng tưởng nhớ. Chuyện chim ó tự tử có thể do người dân làng vì lòng yêu quý chim mà nhân hóa lên hay lời đồn chim đại bàng đất có khả năng dự báo thời tiết, nắng mưa chỉ qua những tiếng kêu[31].

Vẹt

Ở Việt Nam vào thế kỉ 16–17, sự xuất hiện biểu tượng vẹt và rùa thay thế (chủ yếu ở vùng Thanh Hóa) cho biểu tượng hạc-rùa, qua đôi Vẹt thờ, gỗ sơn son thếp vàng của triều Mạc thế kỷ 16. Vẹt thờ xuất hiện tự nhiên trong cuộc sống của người Việt phản ánh tâm hồn, ước vọng của người Việt mong muốn cuộc sống an bình mà còn thể hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được người dân lưu truyền, trân trọng như một nét văn hóa độc đáo tại quê hương. Chim vẹt không chỉ trở thành con vật linh thiêng để thờ mà đã trở thành đề tài trang trí khá phổ biến dưới thời chúa Trịnh, việc nhà Trịnh lấy chim Vẹt làm linh vật bắt nguồn từ truyền thuyết khoảng 500 năm, nhà Trịnh rất tôn thờ chim Vẹt và coi đó là biểu tượng của dòng họ mình.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tín ngưỡng thờ động vật ở Việt Nam https://web.archive.org/web/20170428051327/https:/... https://web.archive.org/web/20170210192959/http://... https://web.archive.org/web/20160701174734/http://... https://web.archive.org/web/20161228200818/http://... https://web.archive.org/web/20170918064208/http://... https://web.archive.org/web/20170918064541/http://... https://web.archive.org/web/20170918064741/http://... https://web.archive.org/web/20161112151451/http://... https://web.archive.org/web/20160506213647/http://... https://web.archive.org/web/20170531044957/http://...